Các nhà phát hành có muôn vàn kiểu kết thúc để khiến game thủ khó chịu hoặc đơn giản là "hút máu" người chơi.
Không thể đánh giá thấp mức độ quan trọng của một cái kết đối với một trò chơi. Bởi nhiều khi trải nghiệm tổng thể có thể đem lại cho chúng ta cảm xúc tuyệt vời, nhưng một cái kết không như mong đợi có thể làm hỏng tất cả. Những cái kết tệ hại trong video game không phải là điều gì mới mẻ, cũng không phải là ít, nhưng những ví dụ dưới đây là tiêu biểu cho những cái kết khiến người chơi cảm thấy thất vọng nhất.
DLC bắt buộc
Một ví dụ với những người chơi Dead Rising 4. Hẳn các bạn còn nhớ Frank West đã hy sinh anh dũng như thế nào ở đoạn cuối trò chơi để Vicky và Brad trốn thoát chứ? Nhưng đó vẫn chưa phải là cái kết thực sự của trò chơi, bạn cần phải mua thêm bản DLC có tên Frank Rising để chứng kiến thời khoảng gian sau đó, khi Frank đã trở thành Zombie. Đây không phải là lần đầu tiên một trò chơi đưa ra cái kết thực sự ở bản mở rộng DLC sau đó, ví dụ như một trò chơi khác của Capcom là Asura's Wrath cũng có cái kết nằm ở bản DLC như vậy.
Teasing DLC hoặc các phần tiếp theo không được làm rõ
Tất nhiên người chơi sẽ cảm thấy rất tệ nếu nếu một trò chơi ấn định đoạn kết trong DLC hoặc phần tiếp theo, điều đó khiến cho mọi thứ bị dang dở. Nhưng thậm chí còn khó chịu hơn nữa, khi trò chơi ấy kém hiệu quả, và không thể có phần tiếp theo để giải quyết tất cả những điều còn dang dở. Một ví dụ tiêu biểu cho trường hợp này là Mass Effect Andromeda. Một video game đã kết thúc từ lâu nhưng vẫn chưa ai rõ cái kết của nó sẽ như thế nào.
Thu thập X để mở khóa True ending
Có hai tuýp người hâm mộ Kingdom Hearts, 1 là những người chơi nó vì câu chuyện trong game, 2 là những người chơi biết rằng Kingdom Hearts còn có một cái kết bí mật bị giấu kín. Và Kingdom Hearts 'Deep Dive, đoạn giới thiệu Birth by Sleep trong Kingdom Hearts 2, Kingdom Hearts 3 và chắc có lẽ còn những phần sau của tựa game này cũng đang đi theo mô tuýp về việc yêu cầu người chơi phải hoàn thành việc thu thập một số đồ vật, sưu tầm để mở khóa. Nhưng ít nhất trong Kingdom Hearts 3 thì những nhà phát triển đã đưa ra một thỏa hiệp khá thú vị khi những người chơi ở chế độ Proud mode chỉ cần thu thập 30 vật phẩm để mở khóa, trong khi đó với người chơi Beginner thì con số đó là 90.
Nhiều kết thúc phụ thuộc vào nhiều quyết định
Không thể phủ nhận việc có nhiều cái kết khiến cho một trò chơi có giá trị chơi lại cao hơn. Nhưng nó cũng khiến chúng ta đôi khi phải băn khoăn giữa quá nhiều lựa chọn, và nếu sau tất cả, cái kết nếu không như bạn nghĩ thì sự thất vọng sẽ còn cao hơn bình thường nhiều lần. Những trò chơi như NieR: Automata là một ví dụ, chúng ta phải lựa chọn chính xác những đoạn hội thoại, thậm chí chết trong một vài nhiệm vụ nhất định mới có thể đưa trò chơi đến đúng cái kết được mong đợi nhất.
Kết thúc đôt ngột
Hãy tưởng tượng khi bạn đang đắm chìm vào trong câu chuyện, chơi hàng giờ liền đầy lôi cuốn, và rồi bỗng nhiên nó kết thúc. Đúng thế, hành trình của bạn sẽ là rất hấp dẫn như trong Dishonored, nơi bạn sống sót sau những cuộc phản bội và những âm mưu thâm độc để giải cứu Emily Kaldwin. Nhưng rồi một vài đoạn cắt cảnh sẽ thay bạn giải quyết tất cả. Một ví dụ khác là Mirror's Edge từ EA, một tựa game bị đánh giá còn tồi tệ hơn với cái kết đột ngột của nó. Sau khi trải qua một hành trình đầy hấp dẫn để giải cứu đứa em gái, kait và cô em chỉ đơn giản là ngồi ngắm nhìn thành phố, hết sức nhạt nhẽo.
Tất cả chỉ là một giấc mơ
Sau một hành trình đầy vất vả, những người chơi Super Mario Bros 2 đang nghĩ đến một cái kết đặc biệt. Nhưng không, hóa ra đó chỉ là một giấc mơ của anh chàng thợ sửa ống nước. Nhưng điều này còn ảnh hưởng đến cả Super Mario Bros 3 nữa, khi những gì diễn ra ở phần này bỗng nhiên trở nên thật kỳ lạ, bởi phần 2 chỉ là một giấc mơ, còn phần 3 lại không như vậy.
0 Nhận xét