Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng

Có lẽ chuyện thực tế nhất mà game bắn súng làm được là hình dạng của mấy cây súng trong game!


    Chiến trường thực tế là nơi người ta giết nhau, game bắn súng cũng là nơi người ta giết nhau, nhưng nó là ảo và giết cho vui. Game được tạo ra để giải trí nên việc nó không thực tế cũng là điều khó tránh khỏi. Sau đây là một bài viết vui vẻ về những điểm phi lý trong game bắn súng mà mình tổng hợp được, anh em thấy còn gì thì bổ sung giúp mình với nhé.

    Ăn vài viên đạn vẫn chạy lông nhông

    Anh em chơi FPS thì chắc là thấy cái này vô lý từ lâu rồi, chẳng qua là thấy nhiều quá nên lờ n thôi. Đa số mấy game FPS đều có một thanh máu, có thể ẩn để tạo cảm giác thực tế hoặc hiện rõ để người chơi tiện theo dõi tình trạng máu của nhân vật. Mỗi khi ăn đạn thì sẽ hụt máu, không cần biết dính bao nhiêu viên, chỉ cần là máu không về 0 thì anh em vẫn có thể bay nhảy như thường.

    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 1.

    Trên thực tế thì việc một viên đạn găm vào người là chuyện tồi tệ hơn trên game rất nhiều. Một viên đạn từ một khẩu súng lục thôi cũng có tốc độ xấp xỉ bằng vận tốc âm thanh rồi, nó còn xoay nhanh như động cơ bản lực theo khương tuyến của nòng súng nữa. Khi găm vào cơ thể chúng ta thì nó sẽ giải phóng toàn bộ động năng đó, phá hủy các tổ chức mô, mạch máu, thần kinh xung quang, sẽ còn tệ hơn nữa nếu nó bắn trúng xương. Dù sao thì đạn cũng được thiết kế để giết người chỉ trong một phát bắn chính xác mà.

    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 2.

    Đối với những loại đạn có sơ tốc lớn như đạn của khẩu M16 thì nó sẽ vỡ ra ngay khi xuyên vào cơ thể và các mảnh vỡ này sẽ tiếp tục tản ra và xé nát bất cứ thứ gì chúng đi qua. Trong trường hợp xấu thì xương sẽ vỡ ra cùng các mảnh đạn và nằm rải rác xung quanh vết thương khiến cho việc xử lý trở nên cực kỳ khó khăn, nếu trúng khớp tay chân thì coi như tháo khớp luôn, trúng cột sống thì liệt. Và nếu viên đạn đi xuyên qua vết thương thì gần như chắc chắn nó sẽ để lại cái lỗ to hơn lỗ vào. Đạn 7.62mm của AK-47 có thể khoét một cái hố bằng cái bát nếu nó bắn trúng đùi anh em đấy.

    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 3.

    Còn đối với mấy thứ đạn quái vật như cỡ đạn 12 ly 7 mà người ta thường dùng để chống phương tiện bọc thép hạng nhẹ và bắn máy bay thì cả người anh em căn bản là miếng đậu hũ nhé, cũng chưa có loại giáp bộ binh nào chống được mấy thứ như vậy đâu. Chỉ cần nó bắn sượt qua thôi đã đủ chết người rồi, găm trúng trực diện thì có mà lấy xô lụm nhé.

    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 4.

    Thế nên đừng bao giờ nghĩ ăn đạn rồi anh em vẫn có thể bay nhảy như trong game. Đạn gì cũng vậy, trúng một phát mà còn sống là thường chỉ có lết, la làng với khóc thôi. Chỉ cần anh em có thể tự sơ cứu đã là giỏi lắm rồi.

    Đạn bay nhanh như ánh sáng và không có độ rơi

    Mấy con game AAA và thể loại battle royale bây giờ tính thực tế đã có tính thực tế khá cao rồi nên có yếu tố tốc độ của viên đạn và độ rơi của nó. Nhưng những tựa game FPS theo kiểu game Counter Strike ngày xưa như CS:GO và Crossfire (Đột Kích) thì đạn bay thẳng băng và và đến mục tiêu ngay khi anh em bóp cò.

    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 5.
    Shooting bullets with fire smoke tails, vector realistic icons on black background. Bullet shoot in motion, different caliber types with shooting smoke trails, firearm and gun weapon

    Trên thực tế thì có thể yếu tố tốc độ viên đạn là không đáng kể đối với những cuộc chạm trán tầm gần tầm vài chục m nhưng khi đạn bay xa thì anh em sẽ thấy rõ. Ví dụ viên đạn AK-47 có sơ tốc 715 m thì khi bắn mục tiêu cách 70m, anh em sẽ thấy đạn bay trong khoảng gần 1/10 giây. Đối với những phát bắn tỉa tầm xa tầm vài trăm m thì có khi viên đạn sẽ bay được cả nửa giây hay thậm chí là một giây rồi mới rơi nhẹ xuống và găm vào mục tiêu. Như đã nói bên trên, những tựa game mới bây giờ như PUBG, Call of Duty Warzone và Battlefield V làm rất tốt, còn mấy game trước thời đó đa số đều bỏ qua.

    Đạn luôn rơi ngay tâm súng

    Không phải tự nhiên mà nòng súng cá nhân hầu như luôn có khương tuyến xoáy đâu anh em ạ. Nó là để viên đạn xoay vòng với tốc độ cực nhanh và giữ được quỹ đạo chính xác hơn khi xuyên qua không khí đấy. Một phát bắn thì luôn có sai số, tùy theo thiết kế mà một khẩu súng có thể duy trì được độ chính xác hiệu quả trong tầm bắn nhất định. Nó còn bị ảnh hưởng nhiều bởi sức gió, nhiệt độ, độ ẩm không khí, và rất nhiều thứ khác nữa. Trên thực tế thì chẳng có viên đạn nào đi ngay tâm ngắm như trên game cả, vấn đề là ít hay nhiều thôi.

    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 6.

    Đến cả những game có tính toán tốc độ và độ rơi của viên đạn cũng thường bỏ qua yếu tố này, cốt là để đơn giản hóa game và làm game thủ đỡ ức chế với độ may rủi đúng với thực tế, đạn có thể rơi thấp hơn tâm nhưng không bay lệch. Mình là mình chỉ thấy mấy tựa game như World of Tanks, War Thunder và World of Warships là có tính toán đến yếu tố này mà thôi, tùy theo độ chính xác của súng (pháo) mà viên đạn có thể có xác suất rơi xa hoặc gần tâm ngắm.

    Hồi máu
    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 7.

    Anh em chơi battle royale thì chắc quá quen với việc cắn thuốc, uống nước tăng lực, bơm năng lượng, chích doping các kiểu để hồi máu rồi đúng không nào. Trên thực tế thì cho dù anh em có cắn cái quái gì đi nữa thì "tốc độ hồi máu" của chúng ta cũng chỉ được tính bằng tốc độ lành vết thương mà thôi. Cái này thì ai cũng biết rồi, nhưng mình vẫn nói cho nó đủ ý.

    Vác súng trường bắn tỉa đi "yolo" với súng trường tấn công

    Vụ này mới vui này, mỗi loại súng đều được thiết kế cho những mục đích rõ ràng. Mấy cây sniper được thiết kế cho nhiệm vụ bắn tỉa, tức là tiêu diệt quân địch một cách bí mật từ khoảng cách họ không thể bắn trả một cách hiệu quả đấy. Một đội bắn tỉa tiêu chuẩn thường có 1 người, một quan sát viên để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến phát bắn và một xạ thủ. Việc của họ thường là phục kích, bắn rồi chuồn trước khi quân địch đến và xử họ.

    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 8.

    Trên thực tế thì chẳng có ai lại đi cầm mấy cây sniper đi yolo với cái bọn cầm SMG với súng trường tấn công vốn có lợi thế hơn rất nhiều cả. Hơn nữa súng sniper cũng thường rất nặng nề, một cây AWM chưa gắn kính đã nặng đến 6,8kg, đã vậy còn dài đến 1m2 nữa cực kỳ bất tiện khi phải xoay sở tầm gần với quân địch có súng gọn nhẹ tầm xấp xỉ 3kg hoặc nhẹ hơn.

    Thêm vào đó nữa là lực giật từ một khẩu sniper thường rất lớn, đạn của nó mạnh thì nó cũng phải có sức giật tương ứng. Thế nên thường thì người ta chỉ dùng súng sniper trong tư thế nằm thôi, hoặc ít nhất thì cũng phải có cái giá kê. Chứ cứ đứng bắn như trong game thì nếu không bật ngửa cũng bầm mắt hoặc sụn cột sống mỗi khi bắn.

    Các công trình không thể bị phá hủy
    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 9.

    Các công trình ngoài thực tế không bền như trong game đâu anh em ạ. Một cái nhà vệ sinh trong PUBG có thể chống chịu hoàn hảo với mọi loại đạn, lựu đạn, xe bọc thép ủi vào cũng không xi nhê. Mấy game khác cũng vậy, chỉ có mấy thứ như thùng gỗ, bình gốm… là có thể bắn vỡ thôi. Trên thực tế thì mọi chuyện sẽ khác. Cái việc đục tường, đục bê tông giết người là quá bình thường với mấy khẩu AK dùng cỡ đạn 7.62mm. Nói chung là anh em bắn đột kích thấy Barrett nó đục tường sao thì AK ngoài thực tế cũng làm được vậy. Còn đối với mấy khẩu họ Barrett thì ngồi nấp sau vài lớp tường vẫn chết như thường nhé, ngồi trong xe tăng thì còn được.

    Ngoài tầm sát thương của lựu đạn auto sống
    Tổng hợp những chi tiết phi lý kinh điển trong game bắn súng - Ảnh 10.

    Trong game thì lựu đạn luôn có bán kính nổ và nằm ngoài tầm này thì anh em sẽ an toàn. Trên thực tế thì không đâu. Lựu đạn sát thương chủ yếu bằng mảnh văng chứ không phải bằng vài chục gram thuốc nổ nhồi bên trong nó. Khi lựu đạn nổ gần, anh em sẽ phải đối mặt với những mảnh văng bay với tốc độ vài trăm m/s nguy hiểm không thua gì đạn. Đứng xa cả chục m mà xui thì vẫn chết như thường chứ đừng nói là "ngoài tầm nổ". Thế nên người ta mới phải nằm xuống khi thấy lựu đạn là vậy đấy, tránh là tránh mảnh văng chứ không phải tránh thuốc nổ đâu.

    Đăng nhận xét

    0 Nhận xét